Chùa Tây Tạng Bình Dương | Điểm đến tâm linh kiến trúc độc đáo

Chùa Tây Tạng Bình Dương là một di tích vô cùng nổi tiếng. Nơi đây nổi bật với sự linh thiêng, kiến trúc độc đáo mà không một địa điểm nào khác ở miền Nam có thể sánh bằng. Bước chân đến đây bạn sẽ cảm giác được sự nhẹ nhàng, hòa mình vào không gian thanh tịnh. Những âm thanh nhẹ nhàng từ chuông chùa như là lời thì thầm mời gọi du khách đến để trải nghiệm. Khám phá Chùa Tây Tạng theo hướng dẫn của BinhDuongtoplist để thêm vào hành trình du lịch Bình Dương một điểm đến lý tưởng nhé!

Đôi nét về chùa Tây Tạng Bình Dương

Từ lâu Chùa Tây Tạng đã vô cùng nổi tiếng tại vùng đất Bình Dương. Qua từng năm, du khách đến đây tham quan và khám phá ngày càng nhiều. Vậy nơi đây có những điều gì để hấp dẫn khách du lịch như vậy? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ bên dưới nào!

Lịch sử Chùa Tây Tạng

Theo như chúng tôi tìm hiểu, ngôi chùa này được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, khoảng những năm 1928. Khi mới được xây dựng, chùa được đặt tên là Bửu Hương, thuộc phái Bắc Tông. Chùa được khởi công bởi Thiền sư Minh Tịnh. Lúc này, chùa rất đơn giản với một cái am nhỏ thờ Phật và để các vị thiền sư tu luyện. Gần 10 năm sau đó, chùa đã được thiền sư Minh Tịnh đổi tên thành chùa Tây Tạng Tự.

Doi-net-ve-chua-tay-tang-binh-duong-binhduongtoplist

Đến ngày nay, chùa Tây Tạng Bình Dương đã trải qua các đời trụ trì như sau:

  • Minh Tịnh thiền sư là người đã khai sinh ra ngôi chùa Tây Tạng
  • Hòa thượng Thích Tịch Chiếu là trụ trì đời thứ hai của ngôi chùa này
  • Hòa thượng Thích Chơn Hạnh là trụ trì đương nhiệm

Chùa Tây Tạng ở đâu?

Chùa Tây Tạng có tọa lạc tại số 46B Thích Quảng Đức, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Lối kiến trúc của chùa được xây dựng vô cùng độc đáo theo Mật Tông Tây Tạng. Nó gây ấn tượng với bức tượng Bồ Đề Đạt Ma được làm từ tóc của hàng nghìn phật tử.

Lich-su-chua-tay-tang-binhduongtoplist

Đến đây bạn sẽ cảm nhận được không gian vô cùng rộng lớn. Bạn sẽ cảm thấy thư giãn, dễ chịu với bầy không khí mát mẻ với nhiều cây xanh, cây cổ thụ từ bao đời. Chính nhờ kiến trúc độc đáo này, chùa đã trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách thập phương ghé đến. Đặc biệt là vào dịp lễ Tết chiêm bái và vãn cảnh thanh tịnh.

Những nét đẹp độc đáo tại chùa Tây Tạng Bình Dương

Sau nhiều lần trùng tu, chùa Tây Tạng ngày càng có vẻ đẹp linh thiên, oai nghiêm. Chùa mang dáng vấp gần giống với kiến trúc của một ngôi chùa ở xứ sở Tây Tạng.

Lối kiến trúc độc đáo của chùa Tây Tạng

Chùa Tây Tạng Bình Dương gây sức hút ở kiến trúc Bắc Tông đặc trưng. Không giống với những ngôi chùa khác tại Việt Nam, nơi đây đem lại cho chúng ta cảm nhận rất khác biệt về đạo Phật từ thuở sơ khai, với những hình ảnh đậm nét Mật Tông huyền bí.

Ngoi-chua-co-buc-tuong-lam-bang-toc-lon-nhat-viet-nam-binhduongtoplist

Khu vực chánh điện được xây dựng bởi rất nhiều hình khối vuông vức. Ở giữa nổi bậy lên với một ngọn tháp, cùng với đó là một số tứ giác có chiều cao khoảng 15m. Tầng thượng cũng là nóc chùa, đặt năm bức tượng của năm vị Phật đại diện cho giáo Tây Tạng. Du khách cũng sẽ dễ dàng nhận ra tượng của Phật Như Lai tại đây có hình dáng tương tự như Phật Mandala trong quan niệm Mật tông vậy.

Ngôi chùa có bức tượng làm bằng tóc lớn nhất Việt Nam

Như chúng tôi đã đề cập bên trên, chùa Tây Tạng Bình Dương có bức tượng Đạt Ma Sư Tổ. Đã được kỷ lục Guinness Việt Nam ghi nhận là bức tượng được làm bằng tóc lớn nhất Việt Nam. Dù làm bằng tóc nhưng bức tượng vẫn rất sắc nét, mô tả chân thực thần thái của Bồ Đề Đạt Ma. Bức tượng mô tả Bồ Đề Lạt Ma trong tư thế đang gánh đòn trên vai. Với một bên là túi càn khôn và bên kia là hòm kinh Lăng Già. Trên đầu Phật đội chiếc nón lá đặc trưng của văn hóa Việt Nam.

Loi-kien-truc-doc-dao-cua-chua-tay-tang-binhduongtoplist

Không chỉ có cơ hội được chiêm ngưỡng bức tượng độc đáo và ấn tượng này. Du khách còn được lắng nghe rất nhiều những câu chuyện về quá trình xây dựng ngôi Chùa Tây Tạng. Và cũng rất khó có thể tìm thấy những chia sẻ này được ghi chép ở bất kỳ sách báo nào.

Đó là hành trình ý nghĩa khi nhà sư Minh Tịnh khi còn sống, học tập Phật pháp ở Ấn Độ. Sau khoảng thời gian dài đó, phật sư đã trở về. Và sau đó đã chính thức xây dựng nên ngôi chùa nổi tiếng này. Theo như chúng tôi tìm hiểu, toàn bộ hành trình của nhà sư Minh Tịnh chiêm bái Phật pháp đã được sao chép lại trong cuốn nhật ký của ông. Và thật may mắn khi đến nay nó vẫn được lưu giữ nguyên vẹn trong chùa.

Những lưu ý khi tham quan chùa Tây Tạng

Để có một chuyến tham quan đầy trọn vẹn, bạn không nên lướt qua một số lưu ý dưới đây:

  • Nên ăn mặc lịch sự, kín đáo khi tham quan, vãn cảnh
  • Không được ngắt hoa, bẻ cành hoặc chạm vào tượng Phật trong chùa
  • Đi nhẹ, nói khẽ ở khu vực bên trong chùa
  • Có thể đặt lễ ở khu vực gần cổng chùa vào dịp lễ Tết

Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu thêm về chùa, bạn có thể gặp gỡ nhà sư vào các dịp tiếp Phật tử. Nhà sư sẽ kể lại cho bạn nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa lắm đấy.

Nhung-luu-y-khi-tham-quan-chua-tay-tang-binhduongtoplist

Đặc biệt hơn nữa, nếu có dịp ghé thăm chùa Tây Tạng vào dịp lễ tết, du khách còn có cơ hội tham gia vào các hoạt động lễ hội tưng bừng. Trong đó không thể không nhắc đến lễ cầu bình an và giải hạn vào ngày 8/1 Âm lịch. Đông đảo khách thập phương đổ về chùa, mọi người mong cầu một năm mới thật thuận lợi và bình an.

Trên đây NgheAntoplist đã chia sẻ đến bạn những nét đẹp độc đáo về Chùa Tây Tạng Bình Dương. Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn sẽ có chuyến tham quan trọn vẹn nhất. Với lối kiến trúc đẹp, không gian thanh tịnh, đây chính là điểm dừng chân lý tưởng để bạn thư giãn tâm hồn sau những ngày làm việc vất vả.

Có thể bạn quan tâm:
Khu du lịch Đại Nam – Tất tần tật kinh nghiệm vui chơi
Làng tre Phú An – Điểm du lịch sống ảo lý tưởng
Công viên Thành phố mới Bình Dương – Điểm checkin HOT nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *